Khảo sát xây dựng (KSXD) là một trong các hoạt động xây dựng bao gồm các công việc kiểm tra, đo đạc, thị sát, thăm dò, phân tích, nghiên cứu, đánh giá các yếu tố như: điều kiện thiên nhiên, địa chất, địa chất công trình, địa chất thủy văn, khí tượng thủy văn, hiện trạng công trình,…nhằm lập các phương án, giải pháp về kỹ thuật, kinh tế sao cho hợp lý khi thiết kế xây dựng công trình.
Tiêu chuẩn khảo sát xây dựng mới nhất?
Căn cứ theo quy định tại Điều 74 Luật Xây dựng 2014:
[1] Nhiệm vụ khảo sát, phương án kỹ thuật KSXD phải được lập phù hợp với loại, cấp công trình xây dựng, loại hình khảo sát, bước thiết kế và yêu cầu của việc lập thiết kế xây dựng.
[2] Phương án kỹ thuật KSXD phải đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ KSXD và tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về KSXD được áp dụng.
[3] Công tác KSXD phải tuân thủ phương án kỹ thuật KSXD, bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ KSXD được duyệt và được kiểm tra, giám sát, nghiệm thu theo quy định.
[4] Kết quả KSXD phải được lập thành báo cáo, bảo đảm tính trung thực, khách quan, phản ánh đúng thực tế và phải được phê duyệt.
[5] Nhà thầu KSXD phải đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại, cấp công trình xây dựng, loại hình khảo sát.
Chủ đầu tư có nghĩa vụ như thế nào khi khảo sát xây dựng?
Theo quy định Điều 76 Luật Xây dựng 2014, khi KSXD, chủ đầu tư có nghĩa vụ như sau:
– Lựa chọn nhà thầu KSXD, giám sát KSXD trong trường hợp không tự thực hiện KSXD, giám sát KSXD
– Cung cấp cho nhà thầu KSXD thông tin, tài liệu có liên quan đến công tác khảo sát.
– Xác định yêu cầu đối với KSXD và bảo đảm điều kiện cho nhà thầu KSXD thực hiện công việc.
– Thực hiện đúng hợp đồng KSXD đã ký kết.
– Tổ chức giám sát công tác KSXD; nghiệm thu, phê duyệt kết quả khảo sát theo quy định của pháp luật.
– Bồi thường thiệt hại khi cung cấp thông tin, tài liệu không phù hợp, vi phạm hợp đồng KSXD.
– Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng và của pháp luật có liên quan.