Để có được một công trình đạt tiêu chuẩn về kỹ thuật, an toàn theo quy định nhà nước, doanh nghiệp cần nắm rõ từng bước các bước xây dựng nhà xưởng chuẩn – chỉnh. Sau đây là những thông tin chi tiết nhất giúp doanh nghiệp xây dựng nhanh chóng và đúng chuẩn.
Quá trình xây dựng nhà xưởng có thể chia làm 3 bước:
– Thiết kế nhà xưởng
– Chuẩn bị thi công nhà xưởng
– Thi công nhà xưởng
Xây dựng nhà xưởng luôn là bài toán phức tạp với đa phần mọi người muốn đầu tư xây dựng phục vụ sản xuất. Các vấn đề như quy mô nhà xưởng, sơ đồ bố trí mặt bằng, vật liệu, giá thành xây dựng, tiến độ thi công… luôn là một thắc mắc với các nhà đầu tư.
Bài viết sẽ tóm tắt các bước quan trọng nhất và các lưu ý trong quá trình triển khai xây dựng để bạn có thể hiểu rõ hơn và có những lựa chọn tốt nhất cho dự án của mình.
1. Thiết kế nhà xưởng
Chi phí xây dựng nhà xưởng rất lớn nên công tác lên kế hoạch và thống nhất phương án tuy mất nhiều thời gian nhưng bước này rất quan trọng vì nó giúp chủ đầu tư cũng như nhà thầu hiểu rõ về nhu cầu của quá trình sản xuất sau này, tránh được những phát sinh, thay đổi trong quá trình thi công. Giúp dự án hoàn thành đúng tiến độ và sớm đưa vào sử dụng, tối ưu chi phí đầu tư.
1.1 Khảo sát và đưa ra phương án xây dựng
- Đơn vị thi công sẽ đến khảo sát địa điểm, mặt bằng nơi thi công dự án và đưa ra phương án thiết kế thi công tối ưu nhất.
- Sau đó sẽ đưa ra các phương án về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công nghiệp để có phương án thi công thiết kế nhà xưởng, nhà máy, nhà kho hợp lý hơn.
- Đối với những công trình được yêu cầu về kiến trúc như văn phòng hay bảo vệ nhà xưởng… đơn vị thi công sẽ đưa ra phương án thi công kiến trúc phù hợp nhất.
- Tối ưu các phương án quy định về môi trường và phòng cháy chữa cháy theo quy định của khu công nghiệp hoặc các cụm công nghiệp mà ta xây dựng nhà xưởng.
- Đưa ra các phương án cho kết cấu phần móng phù hợp với địa chất tại khu vực thi công nhà xưởng.
Có yếu tố cần quan tâm trong quá trình thiết kế bao gồm:
- Quy định về môi trường theo quy định của khu công nghiệp hay các cụm công nghiệp
- Quy định phòng cháy chữa cháy của khu công nghiệp hay các cụm công nghiệp
- Yếu tố địa chất tại khu vực thi công xây dựng nhà xưởng.
Bước thiết kế nhà xưởng thường gồm 2 bước: Thiết kế phương án sơ bộ và Thiết kế bản vẽ thi công
1.2. Thiết kế phương án sơ bộ
Sau khi trao đổi và hiểu rõ nhu cầu của chủ đầu tư, cùng với điều kiện thực tế tại vị trí đặt nhà xưởng, các kiến trúc sư và kỹ sư sẽ tiến hành vẽ những bản vẽ sau
- Bản vẽ mặt bằng quy hoạch tổng thể
- Bản vẽ từng hạng mục
- Bản vẽ phối cảnh 3D
Từ những bản vẽ này chủ đầu tư sẽ có cái nhìn tổng quan nhất về toàn bộ dự án. Bản vẽ nhà xưởng giai đoạn này cần thể hiện rõ các có mạng mục quan trọng như
- Chỉ giới xây dựng
- Đường nội bộ
- Khuôn viên bên ngoài
- Phòng cháy, thoát hiểm
- Những thiết bị nhà xưởng kho cần thiết
Bản vẽ nhà xưởng giai đoạn này cần thể hiện rõ các hạng mục xây dựng, mật độ, chỉ giới xây dựng, đường nội bộ, mật độ cây xanh, các bản vẽ về phòng cháy, thoát hiểm…
Thiết kế bản vẽ thi công
Sau khi thống nhất được phương án sơ bộ là giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công. Bản vẽ giai đoạn này sẽ thể hiện chi tiết:
- Kết cấu phần móng
- Bản vẽ khung thép tiền chế
- Các nút liên kết
- Quy cách vật liệu
- Các bản vẽ M&E
- Phòng cháy cho từng hạng mục cụ thể
Các hạng mục bao gồm :
- Nhà xưởng sản xuất
- Nhà kho
- Văn phòng
- Nhà ăn
- Bể ngầm
- Trạm điện
- Nhà xe, nhà bảo vệ
- Cổng, tường rào…
Song song giai đoạn này là quá trình xin cấp phép xây dựng, cấp phép PCCC. Lập ra bảng dự toán nhà xưởng đưa ra từng đầu việc và khối lượng cụ thể tất cả các hạng mục. Bộ hồ sơ bản vẽ thi công và bảng dự toán ( BOQ) sẽ là căn cứ để nghiệm thu công việc xây dựng và khối lượng công việc hoàn thành sau này.
Lập biện pháp thi công nhà xưởng
Tiến độ thi công xây dựng nhà xưởng thường diễn ra rất nhanh nên mỗi một phát sinh đều ảnh hưởng đến tiến độ chung của dự án. Do vậy quá trình chuẩn bị phải được làm cẩn thận và càng chi tiết càng tốt.
Để đảm bảo cho quá trình thi công xây dựng nhà xưởng diễn ra tuần tự và đảm bảo tiến độ, Nhà thầu thi công cần lập Bản vẽ biện pháp thi công và Bảng tiến độ thi công chi tiết cho từng hạng mục, từng đầu việc.
Bản vẽ mặt bằng tổ chức thi công cần thể hiện rõ các vị trí như đường công vụ, bãi tập kết và gia công vật liệu, lán trại công nhân, phòng điều hành… Bên cạnh đó các bản vẽ biện pháp chi tiết cần thể hiện được hướng thi công, các loại máy xây dựng cần thiết…
Bảng tiến độ thi công cần thể hiện rõ từng đầu việc và hạng mục cụ thể, bao gồm cả các giai đoạn chuẩn bị mặt bằng, lán trại tạm, thời gian đấu nối điện nước, các giai đoạn thi công xây dựng và nghiệm thu, cả các công tác vệ sinh, bàn giao sau khi kết thúc công việc thi công xây dựng.
Một vấn đề cần chú ý là trước khi tiến hành công tác khởi công xây dựng, nhà thầu và chủ đầu tư cần thống nhất đưa ra bảng Spec chỉ dẫn vật liệu, giúp quá trình nghiệm thu vật liệu đầu vào rõ ràng và tránh những nhầm lẫn không đáng có.
Thi công xây dựng nhà xưởng trên công trường
Tùy vào từng dự án mà có các giai đoạn thi công khác nhau, nhưng cơ bản có thể chia làm 4 giai đoạn chính:
- Thi công hạng mục nền móng
- Sản xuất kết cấu thép tại nhà máy
- Thi công lắp dựng nhà xưởng tiền chế và mái tôn bao che
- Hoàn thiện nhà xưởng và lắp đặt các thiết bị
- Sau cùng là công tác lắp đặt các thiết bị, dây truyền sản xuất
Thi công nền móng nhà xưởng
Ngay sau khi bàn giao mặt bằng, nhà thầu tiến hành thi công phần nền móng nhà xưởng. Tùy vào địa chất và yêu cầu hoạt tải của nhà xưởng, có thể lựa chọn giải pháp móng cọc hay móng đơn.
Lưu ý giai đoạn này trước khi đổ bê tông móng cần khớp nối với công tác đặt bu lông móng. Để liên kết với hệ cột thép của nhà xưởng.
Sau công tác đổ bê tông móng, nhà thầu đổ đất và lu lèn đất nền theo yêu cầu của bản vẽ thiết kế, cũng là tạo mặt bằng để chuẩn bị cho công tác tập kết và lắp dựng kết cấu thép ngay sau đó
Sản xuất khung thép tiền chế tại nhà máy
Giai đoạn sản xuất các cấu kiện nhà tiền chế được triển khai song song với giai đoạn thi công móng để có thể vận chuyển ra lắp dựng nhà thép tiền chế ngay sau khi bê tông móng đủ cường độ, giúp đẩy nhanh tiến độ thi công.
Thi công lắp dựng khung thép
Ngoài việc đảm bảo chất lượng, tiến độ, giai đoạn thi công nhà thép cần đảm bảo công tác an toàn trong quá trình thi công lắp dựng. Mọi rủi ro đều phải đặt ở mức thấp nhất.
Thi công các hạng mục hoàn thiện
Ngay sau khi công tác lắp dựng kết cấu thép hoàn thành là công tác hoàn thiện như xây tường bao, ốp lát trần thạch cao, sàn…
Xây lắp Hải Long – Tổng thầu Xây dựng Nhà xưởng Công nghiệp Uy tín với 25 năm kinh nghiệm
Xây lắp Hải Long là đơn vị tổng thầu hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nhà xưởng công nghiệp với hơn 25 năm kinh nghiệm. Chúng tôi tự hào là đơn vị uy tín hàng đầu, chuyên cung cấp dịch vụ xây dựng trọn gói, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.
Với đội ngũ kỹ sư, kiến trúc sư dày dặn kinh nghiệm, cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại và ba nhà máy sản xuất kết cấu thép với tổng sản lượng đạt hơn 40.000 tấn/năm, Xây lắp Hải Long cam kết mang đến cho khách hàng những công trình nhà xưởng chất lượng cao, an toàn và thẩm mỹ. Chúng tôi đã thi công thành công hàng trăm dự án nhà xưởng cho các doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm:
- Dự án Trung tâm Công nghiệp GNP Nam Đình Vũ & Dự án Trung tâm Công nghiệp GNP Đồng Văn III với tổng quy mô 33ha và tổng giá trị gói thầu lên đến 1500 tỷ đồng;
- Dự Án Xây Dựng Nhà Máy Sirtec International Việt Nam
- Dự án xây dựng Nhà xưởng H2 Công ty TNHH Primzen Electronics Việt Nam
Bạn đang cần tìm kiếm một đơn vị thi công nhà xưởng uy tín và chuyên nghiệp? Hãy liên hệ với Xây lắp Hải Long để được tư vấn và báo giá miễn phí:
- CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP HẢI LONG – THÀNH VIÊN TẬP ĐOÀN TAIYO
- Địa chỉ: Tòa nhà Taiyo, 97 Bạch Đằng, phường Hạ Lý, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng, Việt Nam.
- Hotline: 084 6625 888
- Email: info@hailongjsc.vn